BỘ GÕ TIẾNG VIỆT

ipt src="http://mudim.googlecode.com/files/mudim-0.8-r142.js" type="text/javascript">ipt>

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

CÁI MẶT




 Trước khi “ đào sâu ” cái mặt, xin mở dấu ngoặc ở đây để “ vinh danh ” tiếng Việt : Phần lớn những gì nằm trên cái mặt đều bắt đầu bằng chữ " m ”, trên thế giới chưa có thứ tiếng nào như vậy hết ! Đây, nhìn coi : trên mặt có mắt, mũi, miệng ( mồm ) , má. Ở “ mắt ” có mày, có mi, có mí mắt, rồi mắt mụp, mắt mọng nước, mắt mơ màng, mắt mơ mộng, mắt mờ, mắt mù… Qua tới “ mũi ”, ngoài  “ mùi ” ra không thấy chữ “ m ” nào khác dính vào. Có lẽ tại vì cái mũi nó… cứng khư, không….linh hoạt. Ấy vậy mà nó – cái mũi – và “ chân mày ” ( cũng kém linh hoạt như cái mũi ! ) lại được đi kèm với cái mặt để… hổ trợ cho tiếng “ mặt", trong từ ngữ thông thường : “ mặt mũi ” , “ mặt mày ” , làm như nếu nói “ mặt ”  không, phát âm nghe…. trơn lùi, nhẹ hểu không lọt lỗ tai ! Cho nên người ta nói “ mặt mũi bơ phờ ” , “ mặt mày hốc hác ” , chớ ít nghe “ mặt bơ phờ, mặt hốc hác ” . Bây giờ tới “ miệng ”, thì có môi, có mép, rồi mồm mép, môi miếng, miệng méo, miệng móm, mím môi, mếu máo, mấp máy, bú mớm, mút mát…. Đến “ má ”  thì ngoài “ mặt mụn ” chỉ có “ mi một cái ” là còn thấy chữ “ m ” nhè nhẹ phất phơ…. Tiếng Việt hay quá !
 Trở về với cái mặt. Ông Trời, khi tạo ra con người, ban cho cái mặt là một ân huệ lớn. Nhờ có cái mặt mà con người nhận ra nhau, chồng nhận ra vợ, con nhận ra cha, biết ai là bạn ai là thù v.v…. Thử tưởng tượng một ngày nào đó bỗng nhiên không ai còn cái mặt nữa. Nếu có sống được nhờ một sự nhiệm mầu nào đó, thử hỏi con người lấy gì để nhận diện nhau ? Chồng vợ, cha con, bạn thù gì đều… xà ngầu. Vậy là loạn đứt ! Cho nên xưa nay, người ta coi trọng cái mặt lắm. Có người còn nói : “ Thà chịu mất mạng chớ không bao giờ để cho mất mặt ” ! Vì vậy, rủi có ai lỡ lời chạm tự ái một người nào thì người đó thấy bị… mất mặt, liền đưa một nắm tay lên hăm he : “ Thằng đó, bộ nó giỡn mặt tao hả ? Tao phải dằn mặt nó một lần cho nó biết mặt tao ”. Rồi, bởi vì cái mặt nó…. nặng ký như vậy cho nên khi nói về một người nào, người ta chỉ nhắm ngay vào cái mặt của người đó để mà nói. Nếu ghét thì gọi “ cái bảng mặt ” ( Cái mặt mà như tấm bảng thì thiệt tình thấy chán quá ! Thường nghe nói : “ Cái bảng mặt thằng đó tao coi hổng vô ! ” ) Nếu hơi khinh miệt thì gọi “ cái bộ mặt ” ( “ Thằng này có bộ mặt ăn cướp ! ” ) Còn khi thương thì cái mặt trở thành “ cái gương mặt ” ( “ Em có gương mặt đẹp như trăng rằm ! ” ) Chưa hết ! Khi nổi giận muốn… hộc máu, người ta cũng chỉ nhắm vào cái mặt của đối thủ chớ không chỗ nào khác để “ dộng một đạp ” hay “ cho một dao ” hay “ phơ một phát ” hay…“ tạt một lon a-xít ” ! Bởi vậy, xưa nay những người có "nợ máu" lúc nào cũng sợ bị "nhìn mặt trả thù", và hồi thời chống Pháp, những điềm chỉ viên đi nhìn mặt "quân phản loạn" đều lấy bao bố trùm đầu để giấu mặt !
Con người, khi nhìn người khác, lúc nào cũng bắt đầu ở cái mặt ( Chỉ có người không…bình thường mới nhìn người khác bắt đầu ở cái chân hay cái bụng hay cái lưng ! ) Ở đó – ở cái mặt – ngoài cái đẹp cái xấu ra, còn hiện lên “ cái mặt bên trong ” của con người. Các nhà văn gọi là “ nét mặt ”, nghe … trừu tượng nhưng suy cho kỹ nó rất đúng. Bởi vì chỉ có cái mặt là…..vẽ được cái nội tâm của con người thật đầy đủ. Cho nên mới có câu “ Xem mặt mà bắt hình dong ”
(hình dong ở đây là cái hình dong giấu kín bên trong con người ). Cho nên, trên sòng bài, các con bạc thường “ bắt gân mặt ” nhau để đoán nước bài của đối thủ. Cho nên mấy “ giáo sư chiêm tinh gia ” lúc nào cũng liếc sơ cái mặt của thân chủ trước khi nâng bàn tay lên xem chỉ tay, để….định mức coi “ thằng cha này nó sẽ tin mấy phần trăm những gì mình nói ” ! Thì ra, đời người không nằm trong lòng bàn tay như mấy "thầy" đó nói, mà nó nằm ngay trên nét mặt !
Ở đây, ông bà mình nói : "Phải muối mặt mới làm được như vậy". Thật là chí lý ! Cái mặt đã muối rồi thì đâu còn sợ….bị thúi hay bị sình ! Ta cứ tỉnh bơ thôi !
Bởi cái mặt nó phản ảnh con người nên hát bội mới “ dặm mặt ” sao cho đúng với cái “ vai ”. Để khi bước ra sân khấu, khán giả nhận ra ngay “thằng trung, thằng nịnh, thằng hiền, thằng dữ ”…v v. Ngoài đời, không  có ai dặm mặt, nhưng vẫn được người khác “ nhận diện ” là : thằng mặt gà mái, thằng mặt có cô hồn, thằng mặt… mẹt, mặt mâm, mặt thớt, mặt hãm tài, mặt đưa đám, mặt trù cha hại mẹ, mặt mốc, mặt…mo …. v v.
Để chấm dứt bài này, và để được yên thân, xin phép độc giả cho tôi" vác cái mặt của tôi" đi chỗ khác  !
(SƯU TẦM)
 blog UOT MI

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Những phút xao lòng - Thuận Hữu







Vẫn biết vợ mình xưa cũng có một người yêu
(Người ấy gọi vợ mình là người yêu cũ)
Cũng như mình thôi, mình ngày xưa cũng thế 
Yêu một cô, giờ cô ấy đã có chồng.



Có thể vợ mình vì những phút mềm lòng
Nên giấu kín những suy tư, không kể về giấc mộng
Người yêu cũ vợ mình có những điều mà mình không có được
Cô ấy không nói ra vì sợ mình buồn.

Mình cũng có những phút giây cảm thấy xao lòng
Khi gặp lại người yêu xưa với những điều vợ mình không có được
Nghĩ về cái đã qua nhiều khi như nuối tiếc
Mình cũng chẳng nói ra vì sợ vợ buồn.




Sau những lần suy nghĩ đâu đâu, mình thương vợ mình hơn
Và cảm thấy mình như người có lỗi
Chắc vợ mình hiểu điều mình không nói
Cô ấy càng thương yêu và chăm chút mình hơn. 





Mà có trách chi những phút xao lòng
Ai cũng có một thời để yêu và một thời để nhớ
Ai cũng có những phút giây ngoài chồng ngoài vợ
Đừng có trách chi những phút xao lòng.

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2012

CHUYỆN XƯA, EM ĐÂU BIẾT!



Jun 27, 2012 9:20 AMPublicPageviews 50 2

 
Kỷ niệm một thời đã qua....từ lâu )
 
 
Thơ của T.A 2005




Em đâu biết anh yêu em từ thuở
Em còn là cô bé nhỏ học sinh,
Da trắng hồng, đôi mắt sáng lung linh
Trên môi thắm luôn nụ cườ e ấp.


 



Em đâu biết có chàng trai cùng lớp
Luôn âm thầm theo dõi bước em đi
Lặng lẽ yêu em, nhưng chẳng dám nói gì,
Lặng lẽ theo em chỉ dám nhìn vụng trộm,

Em đâu biêt trong cuộc đời bận rộn
Anh vẫn yêu em, cô bạn gái nhu mì
Em đâu biết rằng từ cái buổi em đi
Anh bỗng thấy ghế bàn sao trống vắng.
 
 Anh bỗng thấy đất trời sao im lặng
Tiéng ve kêu não nuột những trưa hè
 
 





 
 
 
 
 
 
 
 
 
 Đường Sài Gòn, đưa gót dưới hàng me 
Em có nhớ về: hàng cây  phượng vĩ?





Ba mươi năm rồi - thật nhanh em nhỉ,
Anh ngỡ rằng mới chỉ giấc mơ thôi 
Kỷ niệm tuổi thơ e ấp tinh khôi
Tình của anh - vẫn như xưa - tha thiết.

Anh vẫn yêu mà em đâu có biết
Vẫn mong sao được nói chỉ một lời :
" Anh yêu em và chỉ có em thôi,
Trong trái tim anh - em là mãi mãi"!
 Đăng lại tháng 6/2012

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Út Cưng của mẹ



 
   
 
 

      Chỉ còn ít ngày nữa là con gái mẹ tròn 15 tuổi, cái tuổi lỡ cỡ chẳng phải con nít mà cũng chưa ra người lớn, nhưng với mẹ thì lúc nào cũng là "Cục Cưng" của mẹ, ghét ghê lắm cơ. Nhớ ngày nào, lúc mới ra đời đã háu ăn rồi, cái núm chai sữa lỗ hơi nhỏ, sữa ra từ từ vậy mà gắt nhặng xị lên làm cả phòng phải chú ý. Nhưng khi bú no rồi thì lăn ra ngủ ngay lập tức, dễ ơi là dễ, được cái mẹ mát sữa nên bé cứ phổng phao, lớn nhanh và khoẻ mạnh,chẳng bệnh gì.
13 tháng là bé đi nhà trẻ, ngoan và khoẻ nên các cô đều thương. Bé cũng thích hát múa, cũng vào đội văn nghệ của trường.      Năm ba tuổi bé bảo bé biết phân biệt con trai, con gái. Hỏi sao biết, bé bảo : " Con gái thì xếp hàng tắm trước, Con trai thì cô cho tắm sau, như vậy những bạn tắm sau thì là con trai" hì hì. Hỏi thế nếu không phải trong lớp thì có biết không, bé tỉnh queo " à, vậy bạn nào bị gọi là thằng thì cũng là con trai mừ...      - Thế ba là con gì?      - Không biết nữa -nói rồi chạy vụt  đi kiếm ông ngoại :" Ngoại ơi, ngoại kêu ba con bằng gì vậy ?", ông ngoại không hiểu chuyện gì nên trả lời " thì ba mẹ con là con của ông bà ngoại, thì kêu bằng con chứ sao".         Thế là bé chạy lon ton đi khoe với mẹ và bà ngoại :"Ba là con gái, vì ông bà ngoại kêu bằng con".      Năm bốn tuổi thì biết phân biệt rõ con trai và con gái, nhưng có một lần cả nhà muốn trắc nghiệm sự hiểu biết của con, mẹ hỏi:- Đố con biết ông ngoại là đàn ông hay đàn bà? - dễ ợt, ông ngoại là đàn ông.Cả nhà khen "oh, giỏi quá"Hỏi tiếp : thế bà ngoại? bé nghĩ một chút rồi trả lời " Bà ngoại là đàn bà" Lần này thì ai cũng tin chắc là bé biết phân biệt được rồi nên chỉ cần hỏi thêm nhữngngười còn lại  trong nhà cho bé nhớHỏi tiếp : Thế mẹ là....đàn gìTrả lời rất trôi chảy : Mẹ là ......đàn mẹ. Cả nhà cười lăn, nhưng bán tín bán nghi nên trắc nghiệm tiếp- Thế ba con là đàn gì- Ba là....đàn baCả nhà ôm bụng cười nhưng cũng ráng hỏi nốt- Vậy chị Hai là đàn gì? - Đàn chị, và nói tiếp một lèo "Con là ... đàn con, em Hà là ...đàn em, Anh Nam là đàn anh, con heo là đàn heo, con gà là đàn gà....Lúc đó cả nhà mới vỡ lẽ khái niệm về "đàn"  của bé là thế. hihi.Lên sáu tuổi con học lớp một, về khoe mẹ: - Mẹ ơi, hôm nay cô giáo bảo lớp có ai xung phong làm lớp trưởng không, có mấy bạn giơ tay, cô hỏi con sao không giơ tay mà con không dám mẹ à.     - Tại sao con không xung phong? - Con... mắc cỡ lắm, sợ các bạn chọc quê, nhưng bé có vẻ tiêng tiếc. Suy nghĩ một lát rồi bé tiếp:     - Hay là...mai mẹ đến mẹ ....xung phong dùm con được không?Mẹ lúc đó đang chạy xe chở bé đằng sau , mắc cười quá mà phải nín cười và bảo :     - Thôi, mẹ ngại lắm, mẹ là người lớn mà.Bé tỉnh bơ :     - Nếu mẹ ngại thì mẹ nhờ Ông Ngoại đến lớp.....xung phong dùm con đi!Nghe con nói vậy, mẹ cười suýt nữa thì loạng choạng tay lái. Về kể cho cả nhà nghe ai cũng cười đau hết cả bụng. Đúng là lời con trẻ thật ngây ngô.     Năm con bảy tuổi, có một lần đưa con đi chơi, gặp một người bạn của mẹ cũng chở theo một con trai, mẹ khen con cô ấy đẹp trai, cô ấy cũng vui miệng :"Bé nhà em cũng dễ thương quá, nữa mình làm xui nha cưng" Cô nói chưa dứt lời thì mẹ thấy bé "hứ" một cái rồi thục tay vào hông mẹ, hối mẹ đi ngay. Cô ấy cười :"Bé nhà em nó mắc cỡ kìa, đúng là con gái có khác", Mẹ chào cô và đi nhưng cũng không quên trách con :" Con kỳ quá, người lớn nói chơi thôi mà con làm dữ vậy, cô ấy buồn thì sao, còn con cô ấy nữa chứ"Con biết con trả lời sao không :"Con biết, nhưng mà..... con có rồi chứ bộ"        Mẹ không tin ở tai mình nên mới hỏi lại: "Con nói gì?" - "Con có bạn trai rồi chứ bộ" - "Bạn trai là sao, bạn cùng lớp thì ai chẳng là bạn" Con lập tức giải thích một cách rõ ràng- "Không, bạn trai thiệt đó, là ...bồ đó, là bạn nói bạn...  yêu con mà, bạn còn tặng cho con chiếc vòng này nè, mẹ biết vòng gì không? đó là "Chiếc vòng cầu hôn đó mẹ" . Mẹ biết bạn tặng con chiếc vòng này trước các bạn trong lớp và nói......      - Nói gì? mẹ hỏi dồn.      - Thì bạn nói là.... bạn yêu con, bạn cầu hôn con chớ sao.Mẹ nghe vừa mắc cười vừa choáng vì sự ngây ngô của trẻ con nhưng mẹ cũng thấy chờn chợn, sao mà chúng biết những từ liên quan đền lĩnh vực  "yêu" sớm thế? Xã hội bây giờ có khác, phim ảnh, TV, truyện, game, Internet... đến những đứa trẻ nít mới học cấp một mà đã có khái niệm về ...yêu dù là theo kiểu con trẻ.         Năm học lớp ba, nhân ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3, con về khoe mẹ rối rít về một tác phẩm con ở lớp đem về tặng mẹ, lại còn ôm mẹ hôn chùn chụt và nói " Mẹ ơi, con yêu mẹ nhất trên đời" làm mẹ vui và cảm động lghê,  món quà đó mẹ còn giữ tới bây giờ.Đó là một tấm thiệp chúc mừng ngày 8/3 trên một tờ giấy học sinh.        Thấm thoắt thế mà đã tròn 15 năm con ra đời. Hồi nhỏ con bảo con là cái đuôi của mẹ nên mẹ đi đâu con cũng bám theo, Giờ thì ngược lại, con lại bảo mẹ là....cái đuôi của con. vì con thấy mẹ luôn bên con, đi theo con từng bước, trong lời nói vui ấy của con toát ra một niềm tự hào, yêu quí mẹ lắm. Mẹ cũng thấy vui vui. Còn ba ngày nữa là tới ngày sinh của con, mẹ con mình cùng tổ chức sinh nhật thật vui nha.  
Mẹ chúc con gái yêu của mẹ mỗi ngày thêm lớn khôn, ngoan ngoãn, chăm chỉ, học giỏi và luôn luôn hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, thương yêu mọi người, con nhé.   
Mẹ yêu con, yêu con vô cùng!

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Đưa con đi thi chuyển cấp.





     Sáng nay mình dậy thật sớm để chuẩn bị đưa con gái đi thi chuyển cấp. Đêm qua mình cũng chẳng ngủ được, cứ nôn nao như chính mình mới là người đi thi vậy, trong khi con bé thì lại tỉnh bơ, thôi như vậy cũng tốt vì như vậy chứng tỏ  nó không bị áp lực.           Vì sợ muộn nên hai mẹ con không dám ghé quán phở hay hủ tiếu như kế hoạch mà dựng xe ngay bên đường mua hai ổ bánh mì thịt, con ăn gần hết một ổ ( haha, bình thường hai ổ cô nàng.... cũng xử hết, hôm nay chắc cũng có phần hồi hộp, lo lắng nên .....kém ăn ) 




Khi đến cổng trường có rất nhiều phụ huynh ngồi chờ ngay tại cổng, gương mặt ai cũng thoáng vẻ lo âu, vì trường này là trường điểm của thành phố nên việc thi tuyển vào trường khá căng thẳng. một số phụ huynh nóng ruột không về nhà mà ở lại chờ luôn. Một số ngồi uống cafe, một số ngồi trên yên xe và giở báo ra đọc, chỗ này một nhóm, chỗ kia một nhóm bàn tán râm ran. Nghe nói năm nay trường chỉ tuyển hơn 600 học sinh trong tổng số hơn một ngàn hồ sơ dự thi. Tôi cũng lo lắm vì con bé cũng không có bản lĩnh thi cử lắm.  Trong khi chờ đợi, mình chạy vào siêu thị ăn sáng, uống cà phê và mua thức ăn... Tôi cố nấn ná cho tới gần giờ tan thì chạy đến trường con thi với một bọc thực phẩm to tướng dưới bửng xe. Lúc này phụ huynh đến rước con rất đông, tìm được một chỗ để xe cũng khó, tôi lách nhanh vô một chỗ còn trống, những phụ huynh tới sau tôi thì dựng xe giữa đường luôn. Có một phụ nữ còn khá trẻ kéo tôi lại và hỏi "con chị thi phòng nào?" rồi kể cho tôi nghe tất cả những nỗi lo của gia đình trong kỳ thi này. Mình động viên chị ấy rằng cứ yên tâm, con chị học giỏi vậy thì chắc chắn là đỗ rồi, đừng lo quá mà gây áp lực cho con, lúc đó mới thấy mặt chị dãn ra, tươi cười, thở phào nhẹ nhõm không quên hẹn chiều gặp lại ...         Trưa hai mẹ con về tới nhà là 10 giờ, mình dọn cơm cho con ăn, còn mình thì pha ly caffe rồi tranh thủ ngủ 30 phút rồi đầu giơ chiều lại tiêp tục cuộc hành trình với con. Gio, Mình đang ngồi trong quán cafe đợi con thi xong, chiều nay thi môn anh văn chỉ có 60 phút,...Còn ngày mai thi môn toán nữa là xong. Hồi xưa, mình đi học hay đi thi có được cha mẹ đưa đi đâu, cái thời đó ai cũng vậy, cha mẹ còn phải đi chiến đấu, đi sản xuất, còn bây giờ...con tới đâu, cha mẹ tới đó, chính vì thế mà lũ trẻ hay ỷ lại. Ôi , mình cũng lo quá, giá mà là kỳ thi tốt nghiệp phổ thông thì chẳng có gì phải lo, còn giờ đây là thi tuyển,  ....thi tuyển vào lớp 10. Cầu mong cho con có kết quả tốt đẹp.Trời, sao nó thi mà nó không lo, còn mình thì lo đến thế kia chứ.

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Giấc Chiêm Bao




    (Kỷ niệm một thời)


     
     


    Cuộc đời là giấc chiêm bao


    Nửa đời mơ mộng bay vào trong tim,


    Nửa đời cứ mải đi tìm,


    Người xưa, kỷ niệm, bóng chim.....chiều tà


    Trách rằng em cứ cách xa


    Tại  em không nói hay là tại anh?


    Tại số phận, tại trời xanh???


    Thôi em xin nhận để anh hài lòng




    Yêu anh chẳng biết dối lòng


    Tình em chan chứa một dòng Hậu Giang


    Nước đong đầy, nước mênh mang


    Ơi con chim sáo chẳng sang bên này!???





    Em nơi sông nước Miền Tây


    Anh nơi biển rộng đêm ngày nhớ mong,


    Thôi mình duyên kiếp long đong


    Hẹn nhau đến lúc trăm năm ta về



    ...........................


    Cùng nhau giữ trọn câu thề


    cho một phút cũng về bên nhau...



Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

SỰ THẬT



Khi nói yêu em, anh rất thật lòng
Thật như hoa đến ngày thì hoa nở
Thật như khí trời mà ta đang thở
Thật như chia ly đón đợi cuối đường



Em đã thật lòng đắm đuối yêu thương
Thật lòng biết anh không là mãi mãi
Đâu phải lỗi của riêng ai,
khi mình không còn trẻ dại
Mình gặp nhau khi ván đã đóng thuyền?


Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Trước Biển nhớ anh





(Kỷ niệm một thời đã qua... )

 


Nhớ anh quá,  em phóng mình ra biển
Biển mênh mông chẳng thấy bến thấy bờ
Anh đâu rồi? Chân em bước lơ ngơ
Tìm hình bóng đã từ lâu  thân thiết.

Em nhớ lắm những lời anh da diết:
 " Yêu anh nha! đừng để trái tim buồn
Yêu em nhiều anh hứa sẽ luôn luôn
Là người tốt,  bên đời em mãi mãi."...

Tình anh đến cho lòng em ấm lại
Ước mơ xưa giờ đã đến bất ngờ
Em ngỡ ngàng " Đây là thực hay mơ"
Anh chắc chắn :" không, đây là sự thực"

Em mơ màng trong từng đêm thao thức
Một thiên đàng đang hiện rõ trong em
Có anh yêu trong giấc ngủ dịu êm
Cùng  giọng nói sao chân tình tha thiết.
Em đứng đây, phía trước em là biển,
Sóng xô bờ như cào xé con tim,
Anh ở đâu em giờ mãi đi tìm?
Gió cư thổi cho lòng em tan tác.

Anh ước mong ngày chúng minh  gặp mặt,
Em đến rồi sao anh lại ở đâu,
Tinh anh kia như con sóng bạc đầu,
Xô cuồn cuộn rôi tan thành bọt nước.

Gió ơi gió làm sao ta hiểu đuợc.
Ôi lòng người sao lắm những sân si,
Nước  mắt buồn rơi ướt đẫm bờ mi,
Em cúi mặt nghe lòng mình chua xót......




Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

CHUYỆN NGÀY XƯA




Có một lần em lỡ nói với anh ,
"Ngày xưa em yêu người này, người khác"
Em bỗng thoáng thấy anh thầm lặng
Mắt u buồn nhìn cõi xa xăm 
 
Có thể là câu nói vô tình
Để cho anh ghen hờn cùng quá khứ
Chuyện ngày xưa dẫu là em nói lỡ
Cũng làm anh có giây phút thoáng buồn.

 Anh thân yêu, mong anh hiểu cho em
Tụi con gái thường hay nông nổi
Thích ăn trái chua, quả me, quả ổi
Thích gội đầu bằng hương bưởi, hương chanh

Em đã về làm bạn cùng anh
Mối tình xưa chẳng bao giờ sống lại
Nếu có buồn, anh ơi xin vui lại
Để chúng mình sống giây phút đẹp hơn,



Khi chiều về tím sẫm hoàng hôn
Thuyền no sóng nằm im trên bờ cát
 Biển phẳng lặng sau cơn gào thét
 Lại nhẹ nhàng trong giấc ngủ thật êm,

Cuộc sống này ngày một đẹp hơn
 Ta gìn giữ trong từng giây, từng phút
Qua sóng gió càng hiểu thêm hạnh phúc

Để cây đời luôn kết trái, đơm hoa. 

Thư Gửi Con - Lá Thư làm chúng ta phải suy ngẫm!



Jul 18, 2012 10:58 AMPublicPageviews 38 4
Bài này lâu rồi nhưng mỗi lần đọc lại  Mình lại  thấy xúc động quá, nên pots lại để cả nhà mình cùng chia sẻ nhé.

 “Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu giùm cho bố mẹ. Nếu như bố mẹ ăn uống rớt vung vãi... Nếu như bố mẹ gặp khó khăn ngay cả đến cái ăn cái mặc... xin con hãy bao dung!”.
Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu giùm bố mẹ - Ảnh: marshalbajaj.wordpress
Đó là những dòng tâm sự đầy xúc động trong lá thư gửi con của một người tên Pierre Antoine (Việt kiều Pháp). Lá thư này khi được đăng trên nhiều trang mạng và các blogs đã khiến cư dân mạng thổn thức những ngày qua.
Mẹ già - Ảnh: Gia Tiến (ảnhminh họa)
Hãy bao dung nếu bố mẹ già đi
Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫnhiểu giùm cho bố mẹ. Nếu như bố mẹ ăn uống rớt vung vãi... Nếu như bố mẹ gặp khó khăn ngay cả đến cái ăn cái mặc... xin con hãy bao dung!
Con hãy nhớ những ngày giờ mà bố mẹ đã trải qua với con, để dạy cho con bao điều lúc thuở bé.
Nếu như bố mẹ cứ lặp đi lặp lại hàng trăm lần mãi một chuyện, thì đừng bao giờ cắt đứt lời bố mẹ mà hãy lắng nghe!
Khi con còn ấu thơ, con hay muốn bố mẹ đọc đi đọc lại mãi một câu chuyện hằng đêm cho đến khi con đi vào giấc ngủ... và bố mẹ đã làm vì con.
Nếu như bố mẹ không tự tắm rửa được thường xuyên thì đừng quở trách bố mẹđừng nên cho đó là điều xấu hổ.
Con hãy nhớ lúc con còn nhỏ, bố mẹ đã phải viện cớ bao lần để vỗ về con trước khi tắm.
Khi con thấy sự ít hiểu biết của bố mẹ trong đời sống văn minh hiện đại ngày hôm nay, đừng thất vọng mà hãy để bố mẹ có thời gian tìm hiểu.
Bố mẹ đã dạy dỗ con bao điều, từ cái ăn, cái mặc cho đến bản thân và phải biết đương đầu với bao thử thách trong cuộc sống.
Nếu như bố mẹ có đãng trí hay không nhớ hết những gì con nói...hãy để bố mẹ đôi chút thời gian suy ngẫm lại và nhỡ như bố mẹ không tài nào nhớ nổi, đừng vì thế mà con bực mình tức giận... vì điều quan trọng nhất đối với bố mẹ là được nhìn con, được gần bên con và được nghe con nói, thế thôi!
Nếu như bố mẹ không muốn ăn, đừng ép bố mẹ, vì bố mẹ biết khi nào bố mẹ đói hay không.
Khi đôi chân của bố mẹ không còn đứng vững như xưa nữa... hãy giúp bố mẹ, nắm lấy tay bố mẹ như thể ngày nào bố mẹ đã tập tềnh con trẻ những bước đi đầu đời.
Và một ngày như một ngày sẽ đến, bố mẹ sẽ nói với con rằng...bố mẹ không muốn sống, bố mẹ muốn từ biệt ra đi.
Con đừng oán giận và buồn khổ... vì con sẽ hiểu và thông cảm cho bố mẹ khi thời gian sẽ tới với con.
Hãy cố hiểu và chấp nhận, đến khi về già, sống mà không còn hữu ích cho xã hội mà chỉ là gánh nặng cho gia đình... và sống chỉ là vỏn vẹn hai chữ "sinh tồn”.
Một ngày con lớn khôn, con sẽ hiểu rằng với bao sai lầm ai chẳng vướng phải, bố mẹ vẫn bỏ công xây dựng cho con một con đường đi đầy an lành.
Con đừng nên cảm thấy xót xa buồn đau, đừng cho rằng con bất lực trước sự già nua của bố mẹ.
Con chỉ cần hiện diện bên bố mẹ để chia sẻ những gì bố mẹ đang sống và cảm thông cho bố mẹ, như bố mẹ đã làm cho con từ lúc con chào đời.
Hãy giúp bố mẹ trong từng bước đi vào chiều...
Hãy giúp bố mẹ những phút sống còn lại trong yêu thương và nhẫn nại...
Cách duy nhất còn lại mà bố mẹ muốn cảm ơn con là nụ cười và cả tình thương để lại trong con.
Thương con thật nhiều...
Bố mẹ...
PIERRE ANTOINE (Việt kiều Pháp)

Câu chuyện xúc động về ly dị



Jul 18, 2012 12:41 PMPublicPageviews 145 13

Dưới con mắt trẻ thơ, người lớn có những ”trò chơi” vừa chán, vừa phức tạp. Chúng ghét những trò chơi ấy vì bỗng dưng cuộc sống chẳng giống thường ngày . Cầu thang xoáy ốc nằm bên hông nhà. Nó chỉ mới được làm cách đây sáu tháng, lúc bố và mẹ ly dị nhau. Khi thấy bố đứng chỉ huy các ông thợ xây cầu thang, Cà Rốt và Củ Hành đều thắc mắc: “Bố xây cầu thang ở ngoài làm gì nhỉ? Đã có một cái trong nhà rồi”.
Mẹ đưa mắt nhìn hai đứa rồi cúi xuống, lặng thinh. Cà Rốt bảo Củ Hành:
”Chắc là để phơi quần áo đấy mà”.
Củ Hành ngẫm nghĩ một lát rồi bảo: “
Ừ, chắc vậy. Bên nhà Mi Mi cũng phơi quần áo ở cầu thang”.Không thắc mắc nữa, hai đứa ngồi xuống, chơi trò xếp hình, thỉnh thoảng lại cười lên khanh khách.

Một tuần sau, khi cầu thang xây xong, đi học về, Cà Rốt và Củ Hành ngạc nhiên thấy trong nhà mọc thêm một cánh cửa. Cánh cửa này bịt kín lối đi
lên lầu. Mẹ giải thích với Cà Rốt: “Kể từ hôm nay, con sẽ ở dưới này với mẹ”. Bố cũng giải thích với Củ Hành: “Con lên lầu sống với bố”.
Thế là Cà Rốt và Củ Hành hiểu rằng, ly dị nghĩa là không sống chung một nhà nữa, phải chia ra làm hai nơi. Con cái cũng chia làm đôi, mỗi người một đứa. Cà Rốt giãy lên khóc: “
Bố mẹ ly dị thì ly dị. Con với Củ Hành không ly dị đâu”.
Củ Hành cũng khóc ti tỉ: “
Con muốn ở chung với Cà Rốt. Con không lên lầu”.

Bố, một tay xách va li, một tay xốc Củ Hành: “Thôi, đừng có rối rít nữa. Lên nhà ngay”.
Mẹ, hai mắt ầng ậng nước, đứng sững nhìn Cà Rốt lôi chân bố.
Cà Rốt hét: “
Để Củ Hành lại. Con ghét bố. Con ghét bố”.

Trên tay bố, Củ Hành giãy giụa: “Thả con xuống. Thả con xuống. Con không đi với bố đâu”.
Nhưng bố đã ra đến cửa rồi. Cà Rốt khóc òa. Củ Hành cũng khóc òa. Trong nhà, mẹ ngồi thụp xuống đất, úp mặt vào hai đầu gối.
Sao lại bắt trẻ con phải chịu cảnh này, trời ơi!

Buổi sáng, mẹ luôn chở Cà Rốt đến trường sớm. Mãi một lúc sau mới thấy Củ Hành lếch thếch chạy vào.

Cà Rốt hỏi: “
Hôm nào cũng đi muộn thế?”.
Củ Hành chu chu cái miệng, hít mũi đánh sột: “Bố ngủ quên. Em phải đánh thức đấy”. Cà Rốt lại hỏi: “
Thế bố có pha sữa cho Củ Hành uống trước khi đi học không?”.
Củ Hành lắc đầu: “Em tự pha. Dễ lắm. Đổ sữa vào cốc, thêm nước vào, khuấy lên. Nhưng mà nó nhạt phèo, chả ngọt như mẹ pha lúc trước”.
Cà Rốt xịu mặt: “
Chứ bố làm gì mà không pha cho Củ Hành?”.
Củ Hành nghiêng nghiêng đầu, ra vẻ suy nghĩ: “
À, bố cứ nằm mãi ở giường, gác tay lên trán. Có khi bố bận đánh răng”.
Cà Rốt bảo: “
Bố thế là hư rồi”.
Hai chị em nắm tay nhau đi vào lớp học. Lớp Chồi của Củ Hành ở ngay cạnh lớp Lá của Cà Rốt. Thỉnh thoảng, hai đứa lại vờ vĩnh chạy ra cửa để ngó nghiêng vào lớp đứa kia. Gặp nhau ở trường sướng thật. Cà Rốt và Củ Hành chán nhất khi phải về nhà. Lúc đó, mỗi đứa lại phải ở một nơi.

Giờ ra chơi. Cà Rốt và Củ Hành không thích nô đùa cùng các bạn. Hai đứa
cùng ngồi trên ghế xích đu, vừa ăn bánh sữa, vừa trò chuyện. Củ Hành kể: “Hôm qua bố ngồi vá quần cho em, bị kim chọc vào tay, kêu ui da, buồn cười lắm”.

Cà Rốt cũng khúc khích: “Còn mẹ sửa cái bếp điện mãi mà không xong, hễ cắm dây vào là nổ cầu chì. Sau phải nhờ chú Ngân sửa mới xong đấy”.

Củ Hành xịu mặt: “Sao mẹ không gọi bố mà lại nhờ chú Ngân?”.

Cà Rốt gí ngón tay xinh xinh vào trán Củ Hành: “
Ngốc thế. Ly dị rồi là không có nhờ vả chuyện gì cả”.
Củ Hành hỏi: “Mẹ bảo thế à?
Cà Rốt gật đầu:
“Ừ”.
Củ Hành cáu: “
Chán mẹ lắm. Tự nhiên lại ly dị”.
Cà Rốt gật đầu ra vẻ đồng tình, mặt buồn thiu…

Một hôm… Khi mẹ đến đón Cà Rốt, chiều đã muộn lắm rồi. Thế mà bố vẫn chưa đến đón Củ Hành. Cô giáo đưa mắt nhìn hai đứa trẻ vui vẻ chơi lò cò trên sân rồi băn khoăn nói với mẹ: “
Hôm nay nhà em có việc. Không biết chừng nào anh mới đến đón cháu?”.
Mẹ bảo: “Thôi, để tôi đưa cháu về luôn”.

Củ Hành tròn mắt: “Mẹ cho con về chung với Cà Rốt hả?”.

Mẹ gật đầu. Hai đứa nhảy tưng tưng vì mừng.

Trên xe, Cà Rốt và Củ Hành nói cười luôn miệng. Vào nhà, Củ Hành lăng xăng chạy tới, chạy lui. Tất cả đều quen thuộc. Thích quá.
Cà Rốt đột nhiên người lớn hẳn.

Con bé nhìn em một cách bao dung: “Chạy vừa thôi. Đi tắm rồi còn ăn cơm chứ”.
Củ Hành vẫn chạy lui, chạy tới: “Em thích chạy”. Hai tay cu cậu dang rộng như lái máy bay, quẹt cả vào người Cà Rốt: “
Ôi ôi, thích quá. Xê ra cho máy bay bay nào”.
Khi bố về, trời đã khuya lắm. Bố đứng lựng khựng trước cửa, khẽ hắng giọng rồi lại đứng im. Mẹ đẩy cánh cửa mở hé cho rộng thêm, bảo: “An
h vào đi”.
Bố rón rén bước vào. Nhà im phăng phắc. Hai đứa trẻ đang ngủ ngon trong giường.
Mẹ bảo: “Anh để Củ Hành ngủ ở đây một đêm cũng được. Đừng đánh thức nó nửa chừng”.

Bố nói nhỏ: “
Anh xin lỗi. Có việc đột xuất nên không thể đến đón nó đúng giờ”.
Mẹ lạnh lùng: “
Người anh cần xin lỗi là nó chứ không phải em”.
Bố đứng như chôn chân trước giường ngủ của hai đứa trẻ. Dưới ánh đèn mờ nhạt, hai gương mặt bầu bĩnh kề sát nhau thật ngây thơ, đáng yêu.

Củ Hành ngủ say, miệng chóp chép nhai trong giấc mơ, bàn tay vẫn nắm chặt tay Cà Rốt. Con chị nằm gác chân lên người em, hai mắt nhắm tịt, nhưng miệng lại tủm tỉm cười.

Hai vai bố như xệ hẳn xuống.

Bố nói mà không nhìn mẹ:
“Sao mình lại để mọi sự trở nên tồi tệ thế này hả em?”.

Hai người ngồi đối diện trong một quán cà phê.
Trước mặt anh, chiếc gạt tàn đã đầy ắp tàn thuốc lá. Ly nước của chị cũng cạn đến đáy rồi. Cuộc trò chuyện lâu hơn họ nghĩ.

Khi anh nói tên quán cà phê, chị đã rùng mình. Đó là nơi hai người từng hẹn hò nhau từ lúc mới yêu. Chiếc bàn trong góc cũng là bàn quen thuộc. Anh muốn nhắc nhở chị điều gì chứ, khi chính anh là kẻ có lỗi trăm bề?

Chi không thể tha thứ, mặc dù anh đã quỳ xuống chân chị xin lỗi rất nhiều lần.

Chị không thể chấp nhận hình ảnh anh ôm người phụ nữ khác trong tay, âu yếm họ như âu yếm chị.

Niềm tin và tình yêu chị dành cho anh quá lớn, đến nỗi khi biết sự phản bội của anh, chị bất ngờ đến sửng sốt, tê dại cả người.

Quyết định ly hôn của chị làm mọi người ái ngại. Mẹ chị khuyên: “Đàn ông ai chẳng có lúc lạc lòng. Nó đã biết lỗi thì tha thứ đi con ạ. Như mẹ từng tha thứ bố mày ấy”.Có lẽ trong tình yêu, khó có lời khuyên nào áp dụng thật chính xác cho từng trường hợp.

Chị biết rõ mình không thể lướt qua mọi chuyện được như mẹ, xem như không có gì. Sống tiếp tục với anh, nằm bên anh mỗi ngày để chỉ nghỉ đến hình ảnh anh nằm với người khác ư? Chị không chịu nổi.

Khi chị nói thẳng điều đó, anh lặng người. Trông chị như một người khác hẳn, quyết liệt và lạnh lùng. Anh cố vớt vát bằng cách đem Cà Rốt và Củ Hành ra thuyết phục:
“Em ơi, đừng để các con phải liên lụy. Em muốn trừng phạt anh thế nào cũng được, nhưng đừng ly dị, được không?”.
Chị tàn nhẫn nhìn anh:
“Không ly dị, để sống giả dối như nhiều người khác sao? Em không muốn vậy. Khi các con lớn, chúng nó sẽ hiểu”.
Nước mắt ứa ra, anh khóc không kiềm chế trước mặt chị, nhưng chị vẫn dửng dưng. Lòng chị đã nguội lạnh hẳn từ khi biết anh phản bội. Kể từ giờ phút này, chị sẽ chỉ cư xử như một người không có trái tim.
Ra tòa, anh bảo: “Tôi có lỗi. Tòa cứ xử theo ý vợ tôi. Sao cũng được”.

Chị lạnh lùng đề nghị:
“Chia đôi mọi thứ. Anh ấy và con trai ở trên lầu. Tôi và con gái ở dưới nhà. Xây lối đi riêng, không ai làm phiền ai”.
Họ đã ly dị được hơn nửa năm. Cà Rốt và Củ Hành dần dà cũng quen cuộc sống chia đôi của bố mẹ. Bố thì dễ rồi. Nhà bố thường mở cửa rộng, Cà Rốt muốn lên lúc nào cũng được. Nhưng con bé không dám. Mẹ khe khắt lắm.

Một lần thấy Cà Rốt lên nhà với bố, mẹ giận dữ quát ầm lên. Cà Rốt phải lủi thủi đi về trước ánh mắt buồn rầu của bố. Từ đó, nhà mẹ luôn đóng cửa. Cà Rốt và Củ Hành chỉ còn gặp nhau lúc đi nhà trẻ.

Cũng may là mẹ không đổi trường. Chứ nếu mẹ đổi, hai chị em sẽ lâm vào hoàn cảnh “gần nhà xa ngõ” cho xem.

Thường lệ, bố đưa Củ Hành đi học muộn, nhưng luôn đón sớm nửa giờ. Bố xin cô
giáo được gặp Cà Rốt. Ban đầu, cô giáo cũng lúng túng, khó xử vì như thế là sai quy định của trường. Nhưng nhìn ánh mắt van nài của bố, cô thấy tội.

Cô bảo: “
Anh đừng gặp cháu lâu quá. Mười lăm phút được rồi”.Bố mừng rỡ, vâng dạ rối rít. Thế là hai bố con được gặp nhau trò chuyện mỗi ngày. Bố hay hỏi Cà Rốt: “Mẹ có khỏe không? Tối mẹ có thức khuya không? Mẹ có hay khóc không?”.

Rồi bố xoa nắn chân tay, ôm Cà Rốt vào lòng, hôn lên đôi má bầu bĩnh của con mà nước mắt ứa ra.

Bố dặn: “Đừng cho mẹ biết bố hay gặp con nhé”. Bố không dặn, Cà Rốt cũng giấu kín. Dại gì nói ra cho mẹ cấm nhỉ? Nó còn dặn ngược lại bố: Bố nhớ đón Củ Hành trước khi mẹ đón con nhé. Để mẹ đừng thấy bố con mình gặp nhau”.

Bố lại chảy nước mắt. Chỉ mới nửa năm mà Cà Rốt đã
“bà cụ non” như thế rồi sao? Bố hối hận quá.

Trưa hôm ấy, đột nhiên bố nhìn thấy mẹ ở ngã tư đường. Mẹ đang đứng mặc cả để mua trái cây, không nhìn thấy bố. Gương mặt mẹ trắng trẻo ửng hồng dưới nắng. Chiếc áo màu tím và bờ vai quen thuộc làm lòng bố nhói đau. Lập tức, bố chạy xe lên vỉa hè, tấp vào sau một gốc cây, âm thầm nhìn mẹ.
Khi mẹ đi rồi, bố vẫn đứng lặng nhìn theo đốm màu tím nhỏ dần rồi khuất hẳn.

Tự nhiên, bố mệt mỏi đến cực độ. Móc trong túi chiếc điện thoại di động, bố gọi về cơ quan, cáo ốm để xin nghỉ buổi chiều.
Từ ngã tư gặp mẹ, bố đi lòng vòng, lòng vòng mãi dưới nắng rồi tấp vào một quán bia quen. Từng chai, từng chai, bố uống cạn.
Người chủ quán đến kéo ghế ngồi chung: “Sầu đời hả bạn? Để tôi uống cùng”. Không hiểu sao bố lại uống nhiều như vậy? Và nói nhiều nữa. Bố nói hết những
ẩn ức trong lòng. Rằng bố yêu mẹ lắm. Từ khi mẹ ly dị bố, bố càng yêu mẹ hơn.

Nhưng bố cũng oán mẹ nhiều bằng bố yêu mẹ.

Rằng
sao mẹ sắt thép, cứng lòng như thế?
Rằng
tội nhân phạm tội trọng, khi hối lỗi còn được ân xá mà mẹ thì kiên quyết chặt đứt đường về của bố?
Rằng
bố nhớ Cà Rốt biết bao.

Bố thèm ăn cơm của mẹ nấu biết bao.

Tại sao mẹ có thể quên đi những ngày hạnh phúc của mẹ và bố?
Tại sao mẹ chỉ nhớ tội lỗi xấu xa của bố mà quên những kỷ niệm đẹp bố từng làm?…

Càng nói, bố càng uống. Người chủ quán bỏ đi lúc nào, bố cũng không biết.

Đèn đường lên lúc nào, bố cũng không hay. Bố quên luôn giờ đón Củ Hành.

Mà bố đón làm sao được khi đã gục trên bàn ngủ thiếp thế kia?

Hai người ngồi đối diện trong quán cà phê quen thuộc. Chỗ ngồi và chiếc bàn cũng quen thuộc.

Anh hút thuốc liên tục. Chiếc gạt tàn dần đầy lên. Mấy lần chị suýt bảo anh ngưng hút, nhưng lại bậm môi im lặng. Bây giờ, anh muốn làm gì cứ làm,
chị chẳng quan tâm. Nhưng khi anh cất tiếng, sự căng thẳng của chị chùng dần. Rồi nước mắt chị rớt xuống.
Anh bảo: “Anh vẫn lén gặp Cà Rốt mỗi chiều ở trường. Anh nhớ con lắm. Nhớ mùi mồ hôi của nó. Nhớ những câu hỏi vặn vẹo khiến anh điên đầu trước kia. Anh cũng nhớ em. Mỗi đêm, anh đều nằm áp tai xuống gạch, lắng nghe tiếng động ở dưới nhà để tưởng tượng em đang làm gì? Cà Rốt đang làm gì?”.“Có hôm, anh ra cầu thang xoáy, áp tai vào vách như thằng ăn trộm, thèm nghe một tiếng em cười mà không được. Một lần, anh đang ngồi như thế thì Củ Hành thức dậy. Nó mò ra cầu thang xoáy và thấy anh ở đấy. Hai bố con anh đã ôm nhau ngồi rất lâu để chỉ nói về em và Cà Rốt.
Củ Hành bảo: “Con ghét ly dị. Con nhớ mẹ và Cà Rốt. Con muốn uống sữa
mẹ pha. Bố ơi, đừng chơi trò ly dị nữa nhé”.“Đây là trò chơi hả em? Anh cũng ước nó chỉ là trò chơi để mình chấm dứt, không chơi nữa. Trò chơi gì mà tàn nhẫn quá, làm khổ cả bốn người? Em muốn anh phải làm gì bây giờ để được em tha thứ? Sao em lại giao Củ Hành cho anh mà không giữ cả hai đứa với nhau? Phải chăng em muốn anh nhìn rõ tội lỗi của mình? Rằng vì anh mà con cái phải mỗi đứa một nơi?”.

Anh nhìn rõ lắm rồi, em ơi. Nhất là đêm hôm qua khi anh đứng nhìn hai đứa con mình ngủ trong giường
. Em cho anh gửi Củ Hành lại. Ngày mai anh thuê người tới đập cầu thang xoáy bên ngoài, mở lại lối cầu thang bên trong. Em không muốn thấy mặt anh nữa thì để anh đi, miễn em được thoải mái. Miễn Cà Rốt và Củ Hành được sống bên nhau”.

“Anh không đem theo một thứ gì cả, cũng không cần tiền. Khi hạnh phúc đã mất, tiền bạc, tài sản cũng thành vô nghĩa. Hôm nay, anh mời em ra đây chỉ để nói với em như thế mà thôi…”.
Nước mắt chị chảy tràn. Trên tất cả mọi điều, chị vẫn còn yêu anh lắm.

Anh là người đàn ông duy nhất mà chị yêu.

Xa anh, chị không chỉ hành hạ anh mà còn hành hạ chính mình.

Chị biết chuyện anh gặp Cà Rốt mỗi ngày. Biết tất cả.

Trẻ con ngủ mớ thường nói ra hết những gì chúng cất trong lòng.
Nửa đêm, Cà Rốt ôm cổ mẹ mà tưởng là bố, thủ thỉ: “
Mẹ sửa bếp điện mãi mà không được, cứ bị giật hoài, bố ạ. Tội nghiệp mẹ nhỉ? Còn bố vá quần cho Củ Hành bị kim đâm vào tay phải không? Cũng tội nghiệp bố luôn. À, ngày mai khi bố đến, bố mua cho con que kem nhé. Con thèm ăn kem lắm, nhưng mẹ chẳng mua gì cả…”.
Rồi Cà Rốt lại nói, như nói với Củ Hành:
“Ngày mai chị bảo mẹ pha sữa rồi đổ vào chai, đem đi cho Củ Hành nghe. Hay chị giấu mẹ, đổ sữa của chị vào chai cũng được. Chị uống mãi, chán lắm. Còn Củ Hành lại thèm…”.
Càng nghe, chị càng xót. Chui đầu vào gối, chị cắn răng khóc rưng rức.

Chị cũng nhớ Củ Hành, nhớ anh đến điên dại.

Đêm nằm, chị cũng lắng nghe bước chân anh đi đi lại lại trên lầu.

Thỉnh thoảng, chị lại lục tủ lấy chiếc áo của anh ấp mặt vào và khóc thầm. Nghe tiếng anh ho, lòng chị nhói buốt. Chị khao khát được anh ôm vào lòng, được xoa tay vào chiếc cằm lởm chởm râu của anh để âu yếm, được nép vào ngực anh, ngửi mùi mồ hôi nồng nồng quen thuộc…

Nhưng, người phụ nữ ấy cũng đã nép vào ngực anh, cũng ngửi mùi mồ hôi của anh. Chị lịm đi vì giận hờn, vì ghen tức.

Chị không chấp nhận chia sẻ điều riêng tư ấy với bất kỳ ai.
Nhìn đôi mắt thâm quầng của chị, mẹ lắc đầu: “Ghen có năm bảy đường ghen, nhưng ghen mà đày ải mình như mày, mẹ mới thấy có một. Nghe lời mẹ, tha lỗi cho chồng đi con. Tao nghe người ta bảo dạo này nó cũng sa sút tinh thần, sức khỏe tồi tệ lắm …”.
Chị gắt: “
Mẹ nói cứ như đùa. Đã ly dị rồi mà còn tha thứ nỗi gì. Mẹ đừng làm con rối tung lên nữa”.

Mẹ dỗi: “Vâng, tôi xin lỗi. Chuyện của chị tôi không có quyền xía vào. Nhưng tôi xót cho cháu tôi lắm. Chúng nó có lỗi gì mà phải xa bố, xa mẹ, sống mỗi đứa mỗi nơi chứ? Cứ ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình thì đừng sinh chúng nó ra. Ngày trước ấy à? Tôi mà không tha thứ cho bố chị, giờ này không chừng chị sống với mẹ ghẻ, chứ không phải tôi đâu”.
Nghe mẹ nói mà chị lạnh cả người. Sao chị không nghĩ ra điều ấy nhỉ? Nếu…
nếu người đàn bà kia trở thành mẹ ghẻ của Củ Hành, chị biết làm thế nào? Chị không muốn điều ấy xảy ra. Không phải vì chị sợ bà mẹ ghẻ ấy không thương yêu Củ Hành. Cái chính là trong sâu thẳm tâm hồn, chị không muốn mất anh.
Mắt chị càng thâm quầng hơn vì những đêm mất ngủ.

Chị hối hận vì đã quyết liệt ly dị chồng.

Anh lặng lẽ nhìn chị.

Câu hỏi bật ra khiến anh cũng run rẩy cả người: “Em còn yêu anh không? Em thù ghét anh, ly dị anh, nhưng trong lòng em còn yêu thương anh chút nào không? Nếu còn, dù chỉ là sợi chỉ mong manh, anh cũng xin em cho anh một cơ hội để làm lại từ đầu. Anh ngàn lần cầu xin em…”.

Nước mắt nhòa nhạt, nghẹn cứng trong lòng ngực, chị nức nở mãi. Thế rồi, chị đặt bàn tay run rẩy của mình lên tay anh. Anh lặng người.

Ở nhà trẻ, chỉ còn Cà Rốt và Củ Hành chơi lò cò trên sân.

Củ Hành bảo: “Hôm nay bố lại quên đón em rồi”. Cà Rốt cười: “Thì về với mẹ và chị. Càng sướng”. Củ Hành lại bảo: “Nhưng sao hôm nay mẹ cũng đón chị muộn thế?”. Cà Rốt tròn xoe mắt: “Ừ nhỉ”.
Hai đứa không chơi lò cò nữa, đứng gí mũi vào ô mắt cáo. Vừa lúc đó, những ánh đèn xe loang loáng rọi vào.

Củ Hành reo: ”
Bố đến rồi”.
Cà Rốt cũng reo: “Mẹ đến rồi”.

Bố và mẹ cùng dựng xe, bước nhanh đến chỗ hai đứa trẻ. Cà Rốt giật giật tay Củ Hành: “Nhìn kìa. Bố nắm tay mẹ”.

Củ Hành toét miệng cười: “
Em đã bảo mà. Chơi mãi trò ly dị, chán lắm”…